Thương hiệuAht Corp của chúng tôi được tin tưởng trong nhiều lĩnh vực: siêu thị, nhà hàng, khách sạn, nhà bếp, garage, shop giày và đã được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong suốt thời gian qua, chúng đã thách thức các tập quán, dẫn dắt đổi mới và giúp định hình văn hóa.
– Lazada: www.lazada.vn/shop/ahtcorporation – Tiki: tiki.vn/cua-hang/nano-xclean
Aht Corp – CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO CHÂU Á (AHTC)
DÙNG TOILET CÔNG CỘNG DỄ BỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU Aht Corp
Bác sĩ Preethi Daniel từ Dịch vụ Y tế Anh thường xuyên nhận được câu hỏi liệu chúng ta có thể mắc bệnh từ bồn cầu trong nhà vệ sinh công cộng hay không. Thậm chí, nhiều người còn sợ nhiễm chlamydia, bệnh lậu hay giang mai chỉ vì lỡ dùng toilet công cộng.
Chia sẻ với Healthista, bác sĩ Daniel khẳng định nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục từ bồn cầu trong nhà vệ sinh công cộng là rất nhỏ, nếu không muốn nói gần như không tồn tại. Để nhiễm bệnh, vi khuẩn phải từ bồn cầu đi thẳng vào vùng kín hoặc qua vết thương hở ở chân, mông mà khả năng này rất khó xảy ra. Aht Corp
Trên thực tế, bạn chỉ cần lo lắng đến vi khuẩn E-coli và Salmonella. Bên cạnh đó, hãy nhớ luôn đi giày bởi sàn nhà vệ sinh bẩn nhiều so với bồn cầu.
Theo bác sĩ Daniel, đôi khi nỗ lực tránh nhiễm trùng đường tiểu lại khiến người ta mắc bệnh. Tất cả những hành động như ngồi xổm hay ra khỏi toilet càng sớm càng tốt đều khiến rủi ro nhiễm trùng đường tiểu tăng lên, bởi bạn sẽ không làm sạch bàng quang hoàn toàn đồng thời phơi nhiễm cơ thể trước vi khuẩn có hại. Aht Corp
Mỗi khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nên lưu ý theo ba nguyên tắc mà bác sĩ Daniel đưa ra sau đây:
– Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
– Mang theo chai xịt kháng khuẩn nhà vệ sinh để tăng khả năng bảo vệ.
– Đặt giấy lên miệng bồn cầu hoặc lau bằng khăn kháng khuẩn trước khi dùng.
Cuối cùng, bác sĩ Daniel nhấn mạnh: “Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nhà vệ sinh công cộng làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật”.
NHỮNG BỘ PHẬN CỦA XE Ô TÔ CẦN VỆ SINH THƯỜNG XUYÊN Aht Corp
– Kính chắn gió: Khi sử dụng điều hòa hay thậm chí hút thuốc trong xe ô tô, mặt kính xe bên trong sẽ bị mờ. Kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn cho thấy phải luôn đảm bảo mặt kính xe cả bên trong và bên ngoài sạch sẽ, không bám bẩn.
– Cần gạt nước: Có rất nhiều loại cần gạt nước mới, thông minh xuất hiện trên thị trường, tuy vậy, kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng cho xe ô tô chỉ ra rằng cần gạt nước nên được thay hai năm một lần. Bản thân người lái có thể tự thay cần gạt nước bằng cách đọc hướng dẫn trên mạng hay tham khảo từ người có kinh nghiệm. Nếu như cần gạt nước khi vận hành để lại vệt trầy trên kính xe hoặc tạo ra âm thanh lạ, đó là lúc cần thay cần gạt nước. Nếu không, chức năng gạt nước của cần giảm đi đáng kể, điều này làm hạn chế tầm nhìn khi đi đường.
– Nước rửa kính xe: Tại Việt Nam, các bác tài không phải lo lắng về hiện tượng nước rửa kính xe đóng băng trong bình chứa. Tuy nhiên, cần lưu ý đổ đầy bình chứa với nước rửa chất lượng tốt để rửa sạch kính xe trên suốt đường đi. Đừng chỉ dùng nước thông thường bởi nó không đủ mạnh để tẩy rửa vết phân chim hay vết côn trùng đập vào kính xe.Aht Corp
– Hệ thống pin: Ở nơi có điều kiện thời tiết lạnh giá, vòng đời của hệ thống pin xe giảm đi đáng kể bởi hiện tượng tăng tải điện năng. Tương tự, vào những ngày mùa hè nóng nực, điện năng cũng bị tăng tải vì điều hòa trên xe bật hết công suất. Lái xe cần lưu ý thay mới hệ thống pin 5 năm 1 lần.
– Lốp xe: Lốp xe là bộ phận xe ô tô tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, vì vậy, cần kiểm tra kĩ tình trạng của lốp xe, cũng như bánh xe dự phòng, kích nâng ô tô và bộ công cụ chung dành cho xe. Lốp xe cần có độ sâu gai lốp tối thiểu là 3mm để đảm bảo độ bám tốt của lốp trong mọi điều kiện thời tiết. Khi kiểm tra lốp xe, cần để ý vết cắt khả nghi bên hông lốp hoặc chỗ phình ra bất thường.Aht Corp
– Hệ thống đèn xe: Chủ xe thường xuyên lơ là kiểm tra hệ thống đèn xe. Dù cho hầu hết xe ô tô hiện đại ngày nay đều được trang bị chức năng cảnh báo khi đèn xe bị cháy, nhưng bạn vẫn cần tạo thói quen kiểm tra hệ thống đèn và đèn tín hiệu để đảm bảo chúng không bị vỡ hay cháy nổ, đặc biệt đối với xe cũ – mỗi tuần 1 lần là nguyên tắc lý tưởng. Và nếu phát hiện ra bất cứ vấn đề gì, tiến hành sửa chữa ngay lập tức.
CÀ PHÊ KHIẾN HƠI THỞ CÓ MÙI KHÓ CHỊU: THẬT HAY BỊA? Aht Corp
Hiện tượng hôi miệng sau khi uống cà phê là hoàn toàn có cơ sở. Tuy caffeine không thực sự là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến điều này, nhưng chắc chắn có đóng vai trò xúc tác trung gian.
Một trong những tác dụng phụ của caffeine lên cơ thể là đẩy nhanh chức năng bài tiết của thận và tốc độ thải lọc nước. Khi gặp hiện tượng mất nước, cơ thể bạn sẽ tự động điều chỉnh, lấy thêm nước từ các cơ quan không thiết yếu để phục vụ chức năng quan trọng hơn.
Tuyến nước bọt trong miệng cũng nằm trong danh sách không thiết yếu này. Dù không bị phạt tiền như tại các chốt kiểm dịch Covid, nhưng lượng nước dự trữ cho tuyến nước bọt sẽ được lấy đi để phục vụ cơ thể. Aht Corp
Thiếu đi nước bọt, vi khuẩn trong miệng sẽ gia tăng đáng kể mà không được kiểm soát, dẫn tới hiện tượng hôi miệng sau khi uống cafe.
Chưa hết, chất tannin bên trong cà phê cũng khiến tình hình trở nên bất lợi hơn. Cụ thể, dù có tác dụng tăng cường vị cafe, tannin lại gắn kết protein với nước bọt. Quá trình gắn kết này ngăn cản nước bọt làm nhiệm vụ chăm sóc và làm sạch khoang miệng, càng dễ tạo ra mùi hôi.
CÁCH KHẮC PHỤC HÔI MIỆNG DO CÀ PHÊ GÂY RA Aht Corp
Nguyên nhân dẫn tới hôi miệng là do thiếu nước bọt vốn có chức năng làm sạch vi khuẩn. Vì vậy, cách đơn giản và nhanh nhất để ngăn chặn mùi hôi là uống thêm nhiều nước.
Khi được bù lại lượng nước đầy đủ, cơ thể bạn sẽ dần điều hòa trở lại trạng thái bình thường, không còn rút nước từ tuyến nước bọt nữa. Ngoài ra, việc uống nước cũng một phần giúp “quét sạch” các vi khuẩn hoặc chất gây mùi bám trong khoang miệng. Aht Corp
Dĩ nhiên, các biện pháp kỹ càng như đánh răng, dùng nước súc miệng chuyên dụng, hoặc ăn kẹo cao su cũng giúp cải thiện tình hình hiệu quả. Dù vậy, bổ sung nước vẫn là phương án tối ưu nhất nếu bạn không muốn tác dụng phụ của cafe kéo dài lâu.
VÌ SAO CÀ PHÊ KHIẾN MÙI CƠ THỂ “NỒNG” HƠN? Aht Corp
Không thể phủ nhận caffeine và tác dụng kích thích thần kinh là nguyên nhân chủ yếu khiến hàng triệu người yêu thích cà phê. Ngày nay, thưởng thức cà phê không đơn thuần là sở thích lúc rảnh rỗi, mà đã trở thành thói quen khó bỏ, thậm chí gây nghiện đối với nhiều người.
Tuy nhiên, tác dụng của caffeine không chỉ dừng lại ở não bộ, mà còn tác động lên nhiều cơ quan và bộ phận khác trên cơ thể, tiếp tục kích thích các dây thần kinh tại đó.
Một trong những cơ quan chịu ảnh hưởng trong danh sách này chính là tuyến mồ hôi của bạn, đặc biệt là ở khu vực nách.Aht Corp
Tuyến mồ hôi ở nách thường tiết ra mồ hôi có tính chất khác biệt hơn, cộng thêm tính chất bí bách là môi trường thuận lợi thu hút vi khuẩn tới trú ngụ, gây ra mùi cơ thể. Khi có thêm tác động của caffeine, mồ hôi của bạn càng tiết nhiều hơn, khiến số lượng vi khuẩn và cả mức độ “rau mùi” tăng lên so với thông thường.
CÁCH KHẮC PHỤC HÔI NÁCH DO CÀ PHÊ GÂY RA Aht Corp
Trước tiên, hãy loại bỏ ngay phương án lăn nách hoặc nước hoa. Lăn nách chỉ có tác dụng khi bạn thoa lên phần da đang sạch và khô ráo, để các chất khử mùi bám vào từ trước. Còn nước hoa không có tác dụng khử mùi, chỉ càng tạo ra một sự kết hợp mùi hương ác mộng mà thôi.
Hãy sử dụng dung dịch diệt khuẩn, khử mùi hôi nách nano bạc Nano Xpure. Nano bạc là chất diệt khuẩn cực kỳ hữu hiệu và an toàn khi dùng ngoài da, khử mùi vô cùng hiệu quả chỉ sau vài lần xịt.
Hoặc bạn có thể mang theo một túi giấy ướt chứa cồn cũng tiện dụng không kém. Sử dụng nước trà xanh cũng là một lựa chọn khả thi, tự nhiên và dễ chịu, có tác dụng diệt khuẩn tương tự như cồn.
XE Ô TÔ ĐIỆN LIỆU CÓ PHÙ HỢP VỚI BẠN? Aht Corp
1. Bạn lái xe bao nhiêu km mỗi ngày?
Nếu bạn đang cân nhắc việc mua một chiếc ô tô điện thì hãy thử nghiêm túc xem xét nhu cầu di chuyển thực tế của bản thân. Hãy ghi lại số km bạn đi trong vài ngày, trong một tuần và trong một tháng, để tính trung bình quãng đường bạn cần di chuyển mỗi ngày. Hãy dựa trên những con số thực tế.
Thông thường, trung bình mọi người lái 15.000-20.000km/năm, tương đương 60-70km/ngày.Aht Corp
Với ô tô điện, nhiều nhà sản xuất khuyến cáo chỉ nên sạc 80% pin khi sử dụng hàng ngày để kéo dài tuổi thọ pin, để dành việc sạc 100% pin cho những chuyến đi xa. Các nhà sản xuất ô tô cũng khuyến cáo không nên để pin cạn dưới 20%, vừa để bảo vệ pin, vừa đảm bảo nguồn năng lượng dự phòng trong trường hợp cần thiết, tạo cảm giác yên tâm cho tài xế.
Do đó, khi cần trừ đi 40% pin khi xem thông số quãng đường ô tô điện có thể di chuyển sau mỗi lần sạc. Nếu nhu cầu di chuyển mỗi ngày của bạn thấp hơn con số này thì bạn hoàn toàn có thể thử chuyển sang dùng ô tô điện.
2. Nhà bạn có gara ô tô riêng hay để xe ở bãi gửi? Aht Corp
Nếu bạn có chỗ để xe riêng thì quá lý tưởng để sở hữu một chiếc ô tô điện. Việc sạc điện thực sự không hề tiện với những người ở chung cư.
Sẽ có ý kiến phản bác rằng chủ ô tô điện có thể dùng hệ thống trạm sạc công cộng, đặc biệt là các trạm sạc nhanh. Tuy nhiên, thực tế là dùng trạm sạc công cộng rất bất tiện, vì mất nhiều thời gian. Ngoài ra, sạc ở trạm sạc công cộng sẽ đắt hơn so với sạc tại nhà, và sạc nhanh nhiều không tốt cho tuổi thọ pin.Aht Corp
Sạc tại nhà chính là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính tiện dụng của ô tô điện so với xe chạy xăng/dầu truyền thống.
Thông thường, một chiếc xe điện cần ít nhất khoảng 8 tiếng để sạc đầy pin. Do đó, nếu bạn có gara riêng thì pin sẽ được sạc trong lúc bạn ngủ.
Với trạm sạc công cộng, bạn sẽ bị phạt tiền nếu cắm sạc quá lâu, đồng nghĩa với việc bạn phải canh giờ để rút sạc. Một vấn đề nữa là nếu ít trạm sạc thì nguy cơ bạn phải xếp hàng hoặc canh giờ đi sạc pin là rất lớn.Aht Corp
3. Chi phí pin
Có một lý do quan trọng cho việc bạn cần tính toán nhu cầu di chuyển hàng ngày một cách chính xác nhất có thể: đó là chi phí pin.
Pin càng lớn xe sẽ càng đắt. Cách đây 5-6 năm, pin chiếm gần một nửa cấu thành giá ô tô điện. Hiện tại, pin chiếm khoảng 1/3 giá xe và có thể sẽ giảm nữa trong tương lai.
Nhưng nếu bạn không lái xe hàng trăm km mỗi ngày thì tại sao phải trả quá nhiều tiền cho một bộ pin “khủng” vượt nhu cầu? Ngoài việc đắt hơn, bộ pin lớn hơn sẽ cần thời gian sạc lâu hơn.
SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG ĐÚNG CÁCH – AN TOÀN CHO SỨC KHOẺ Aht Corp
– Sử dụng mu bàn tay thay vì lòng bàn tay: tránh nhiễm khuẩn từ người trước hãy dùng mu bàn tay để mở cửa hoặc dùng các dịch vụ khác.
– Mang theo giấy lau tay: thay vì tiếp xúc trực tiếp bạn có thể dùng giấy để lót. Và giấy lau tay rất cần thiết để lau khô tay khi sử dụng xong. Aht Corp
– Sử dụng giấy lót bồn cầu: mặt bồn cầu công cộng rất nhiều vi khuẩn và chất bẩn, đừng ngồi trực tiếp, hãy dùng giấy lót để tránh những vết bẩn bám vào người.
– Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng: Nếu không có nước ấm, ít nhất nên mang xà phòng theo để rửa sạch vi khuẩn trên tay.
– Dùng chai xịt sát khuẩn toilet: để diệt khuẩn sạch sẽ nhất, hãy mang theo người chai mini, sẽ rất hữu dụng mọi nơi.
Hãy là người văn minh sử dụng nhà vệ sinh công cộng có ý thức Aht Corp
– Người Việt có câu: “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, bên cạnh sự nghiêm ngặt của ban quản lý khu vực mỗi chúng ta cũng cần có ý thức tuân thủ khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Nếu biết bảo vệ và giữ gìn sạch sẽ, người đầu tiên được hưởng lợi chính là chúng ta, những người sử dụng trực tiếp.
– Hạn chế tâm lý “không phải việc của mình”: “Ồ đây là nhà vệ sinh chung, dọn chúng gọn gàng không phải việc của bạn”. Hãy bỏ ngay suy nghĩ đó khi dùng các dịch vụ công cộng cũng như nhiều hoạt động khác, không trước thì sau bạn sẽ là người hưởng những “thành quả” đó. Vậy nên, đầu tiên là xử lý gọn gàng và sạch sẽ những hoạt động mình vừa sử dụng. Sau đó bạn có thể dọn dẹp những vấn đề không phải của mình.Aht Corp
– Sử dụng tiết kiệm vật liệu chung: Ví dụ sử dụng giấy vệ sinh, nước dùng vừa đủ với nhu cầu, không lãng phí khi không cần thiết.
Giữ gìn và sử dụng các thiết bị đúng cách: những thiết bị như bồn cầu, vòi rửa, cánh cửa,… hãy dùng chúng đúng cách, không phá hoại. Nhiều người còn cho chân giẫm lên bồn cầu, hay giật nước xả quá mạnh, hoặc vất vòi rửa bừa bãi, mở cửa mạnh tay… tất cả đều sẽ làm những thiết bị đó xuống cấp nhanh chóng, biết đâu đến lúc bạn dùng chúng bị hỏng và không thể giúp bạn giải quyết được vấn đề cấp thiết. Vì vậy bảo vệ và giữ gìn các vật dụng đó là cách giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời ở lần sau.
MỘT SỐ BỆNH DA LIỄU DỄ GẶP PHẢI Aht Corp
1. Viêm da cơ địa
Đây là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp , đặc biệt là ở trẻ em: Da thường xuất hiện các đám phát ban đỏ, hình tròn, nổi nhiều mụn nước và vảy tiết. Bề mặt da tiết dịch, sưng phù nề, rất ngứa, đau rát và là về đêm.
2. Chàm – Eczema
Chàm (hay có tên khác là Eczema) là một thể bệnh xuất hiện do cơ địa người bệnh và do dị ứng với hóa chất trong cuộc sống và công việc, ăn phải thức ăn lạ,…hoặc do cơ thể bị rối loạn, sức đề kháng kém,… Chàm có các triệu chứng điển hình như ngứa, nổi mụn nước trên bề mặt da, phát ban mẩn đỏ sung tấy.
3. Bệnh vảy nến Aht Corp
Bệnh vảy nến chiếm đến khoảng 10% tổng số người mắc bệnh da liễu hiện nay. Bệnh gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh. Bệnh có thể do một số yếu tố gây ra như: di truyền, nhiễm khuẩn, stress,… Vảy nến thường khiến da xuất hiện các đám đỏ có giới hạn rõ ràng, bề mặt da có lớp vảy trắng đục dễ bong tróc giống nến vụn,…
4. Nổi mề đay – mẩn ngứa Aht Corp
Mề đay gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu cho người bệnh. Khi bạn càng gãi vào vùng da bị mề đay thì càng ngứa và có thể dẫn đến tình trạng chảy máu và bội nhiễm. Nếu bệnh này không được hỗ trợ hỗ trợ điều trị trị kịp thời thì sẽ tái phát suốt đời.
5. Bệnh ghẻ
Đây là bệnh da liễu được khá nhiều người biết đến và xuất hiện ở khắp nơi, là những khu vực đông dân cư, vệ sinh kém, khí hậu nóng ẩm,… Những chất dịch mà cái ghẻ tiết ra sẽ khiến cho da bị mẩn đỏ, nổi mụn lâu ngày sẽ gây nhiễm trùng,… Bệnh ghẻ thường làm tổ ở các vùng da mỏng, có nhiều nếp gấp,…
6. Nấm chân tay và móng
Khi bị bệnh nấm này thì người bệnh sẽ có những đặc điểm nhận biết là da chân tay rất khô, bị lột da, móng tay/chân bị ăn mòn dần vào trong, đổi màu, giòn, dễ gãy và sần lên gây đau ngứa rất khó chịu.
7. Bệnh giời leo Aht Corp
Giời leo là tình trạng da bị viêm phồng dộp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của loài bò giời. Vùng da bị giời leo do bọ giời gây ra thường rát, da đỏ và rộp, những mụn nước bị vỡ ra bị lở loét nhiễm trùng.
8. Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là do sự thay đổi thời tiết đột ngột làm cơ thể không kịp thay đổi để thích nghi, đặc biệt vào những khoảng thời gian giao mùa. Da trở nên ẩm ướt do tiết nhiều mồ hôi vào những ngày nắng nóng hoặc da trở nên khô ráp do chất sừng bị mất nước vào những ngày trời lạnh khiến cơ thể phản ứng lại.
9. Bệnh ngứa Aht Corp
Ngứa da có thể do dị ứng hoặc tình trạng da khác. Bạn có thể ngứa khắp cơ thể hoặc chỉ một khu vực cụ thể. Nguyên nhân gây bệnh ngứa da chủ yếu gồm: dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, mỹ phẩm hoặc là mắc một số bệnh lý về da như bị nấm da, mề đay, vảy nến, ghẻ, bệnh tổ đỉa (eczema).